Nghệ thuật tranh gạo của người Việt có những điều rất đặc biệt, trước hết là ở nguyên liệu. Những hạt gạo tròn mẩy, chắc nịch được chọn lọc kỹ lưỡng, xử lý nhiệt và tạo ra những màu sắc đa dạng: trắng, vàng, nâu, đen… mà hoàn toàn không sử dụng đến màu nhuộm.
Những hạt gạo quen thuộc được ví như những “hạt ngọc của trời” qua đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân trở thành những tác phẩm tranh nghệ thuật bằng gạo chứa đựng cả hơi thở của đồng quê và những giá trị văn hóa lâu đời của người Việt.
Để làm ra một bức tranh gạo đẹp có giá trị, có chất lượng tốt, người nghệ nhân phải rất tỉ mỉ trong quá trình trọn nguyên liệu làm tranh gạo vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bức tranh.
Nghệ thuật tranh gạo của người Việt có những điều rất đặc biệt, trước hết là ở nguyên liệu. Những hạt gạo tròn mẩy, chắc nịch được chọn lọc kỹ lưỡng, xử lý nhiệt và tạo ra những màu sắc đa dạng: trắng, vàng, nâu, đen… mà hoàn toàn không sử dụng đến màu nhuộm.
Tranh gạo nghệ thuật của người Việt cũng rất đa dạng về chủ đề
Tranh gạo cũng làm một trong những gợi ý thú vị cho quà tặng tân gia, làm quà tặng lưu niệm, cũng là món quà ý nghĩa để tặng người thân, bạn bè. Tranh gạo cũng rất đa dạng về chủ đề như: thư pháp, tranh phong cảnh, muông thú, hoa lá, trừu tượng, phong cảnh, đặc biệt là những tác phẩm mô phỏng những địa danh đặc trưng của Việt Nam: chùa Một Cột, vịnh Hạ Long, chợ Bến Thành… và nổi bật nhất là dòng tranh chân dung được làm từ gạo.
Để tạo được một bức tranh gạo nghệ thuật đẹp, người nghệ nhân phải tự mày mò, nghiên cứu những loại gạo, những loại keo, kĩ thuật sắp xếp gạo sao cho đều và khít nhau, bức tranh đó cần phải hội tụ các yếu tố về màu sắc, độ khít của gạo, bố cục đẹp, các họa tiết phải sắp xếp tỉ mỉ, sắc nét…đặc biệt là trong việc chọn gam màu chủ đạo, người nghệ nhân phải chọn hạt gạo với màu sắc phù hợp để bố cục bức tranh không bị bẻ gãy.
Người nghệ nhân sẽ dùng nhíp gắp từng hạt gạo xếp lên tranh, khéo léo và chăm chút đặt cả tâm hồn mình vào đó để hoàn thành được một tác phẩm mang tính nghệ thuật. Công đoạn cuối cùng là phủ một lớp keo để cố định gạo, chống mối mọt và lắp khung tranh.
Bạn có thể dùng tranh gạo để làm tranh treo tuong trang trí phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc, cầu thang hay bất cứ đâu mà bạn thích. Hãy lựa chọn bức tranh gạo phù hợp với nội thất và phong cách của ngôi nhà nhé.