Cách làm tranh gạo

Danh mục: BLOG ; Tin tức

Tranh gạo là một “làn gió mới” vừa được thổi vào nghệ thuật làng tranh Việt Nam vào những năm gần đây. Đó không chỉ là tranh, mà là tinh túy của đất trời kết tinh trong từng hạt gạo để dâng đời những tác phẩm tuyệt vời. Nếu bạn cũng đam mê loại hình nghệ thuật này, hãy hãy cùng học cách làm tranh gạo để tạo nên một tác phẩm của riêng mình nhé!

Bước 1: Chọn gạo :

Nguyên liệu chính để tạo nên những bức tranh gạo chính là gạo. Hãy chọn cho mình những hạt gạo thon, đều và chắc mẩm, có thể là những loại gạo như: gạo nếp, tám thơm, huyết rồng…
Giá gạo Châu Á đang bị ai điều khiển?

Bước 2: Tạo màu cho hạt gạo

Tranh gạo không sử dụng những phẩm màu hay bất kỳ một kỹ thuật nhuộm màu nào mà sử dụng chính màu sắc của nó. Để gạo “lên màu”, bạn phai rtrair qua khâu xử lý nhiệt (tức là rang gạo). Khi đã chọn được loại gạo ưng ý, bạn hãy rang chúng lên với nhiệt độ lửa phù hợp để đạt được gam màu mà mình yêu thích.

Bước 3: Vẽ phác thảo hình ảnh trên khung.

Để tạo nên tranh gạo, bạn không thể cứ thế xếp những hạt gạo theo trí tưởng tượng, cách này sẽ rất dễ làm bạn chệch hướng. Hãy tạo cho mình một bản phác thảo về bức tranh mà mình sẽ vẽ trên một chiếc khung và thực hiện những bước tiếp theo.

Bước 4: Tạo hình cho tranh gạo

Đây là một công đoạn không chỉ đòi hỏi ở bạn sự khéo léo mà còn cả đức tính tỉ mẫn, cẩn thận để có thể ghép từng hạt gạo lấp đầy bản phác thảo, tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Bạn sẽ phải tỉ mẫn chọn những hạt gạo có kích thước phù hợp với từn đường nét riêng để tạo được sự cân đối và hài hòa của bức tranh.

Bước 5: Cố định gạo.

Sau khi hoàn tất các bước cơ bản, bước tiếp theo chỉ còn phải phun keo để cố định gạo.

Bước 6: Phơi tranh.

Chờ nắng to để phơi khô tranh. Thông thường, mất khoảng 2-3 ngày để gạo khô và đính thật chặt vào khung gỗ.

Bước 7: Xử lý hóa chất.

Để tránh mối mọt, ẩm mốc và để tranh gạo luôn giữ được màu sắc bền và đẹp, cần xử lý tranh qua hóa chất.

Bước 8: Cố định tranh vào khung.

Mẹo nhỏ: Để bảo quản tranh gạo được tốt, bạn nên để tranh ở nơi khô thoáng, lâu lâu lại đem phơi để tránh ẩm mốc và thỉnh thoảng lấy tỏi thoa đều ngoài khung tranh (vì mối mọt sợ tỏi).

0